Chuẩn bị cho chuyến bay sang Úc: Lời khuyên và lưu ý

Bay sang Úc không chỉ đơn giản là việc đặt vé và lên máy bay. Để có một chuyến đi suôn sẻ và không gặp bất kỳ trục trặc nào, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc xin visa, kiểm tra các quy định về hành lý, đến những lưu ý quan trọng khác như sức khỏe và an ninh. Gần đây thấy có nhiều bạn đã có visa, chuẩn bị sang Úc và có phần lo lắng, bỡ ngỡ. Mình viết bài này muốn chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và lưu ý hữu ích giúp bạn chuẩn bị đầy đủ cho chuyến bay sang Úc. Hãy cùng khám phá và đảm bảo rằng bạn sẽ có một hành trình suôn sẻ và trọn vẹn nhất.

Khoảng cách từ Việt Nam sang Úc
Khoảng cách từ Việt Nam sang Úc

Khoảng cách từ Việt Nam đến Úc

Khoảng cách giữa Việt Nam và Úc tùy thuộc vào điểm xuất phát và thành phố đến. Cụ thể:

– Từ Hà Nội đến Canberra, thủ đô của Úc, khoảng cách là 7.756 km, tương đương 4.820 dặm.

– Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Sydney, thành phố lớn nhất của Úc, khoảng cách là 6.853 km, tương đương 4.258 dặm.

– Để đến Brisbane, bạn phải bay đến Sydney trước rồi mới bay tiếp đến Brisbane. Tổng khoảng cách của hai chặng này là 7.586 km, tương đương với 4.709 dặm.

– Nếu bạn muốn đến Adelaide, bạn cũng phải bay đến Melbourne trước rồi mới bay tiếp đến Adelaide. Tổng khoảng cách của hai chặng này là 7.380 km, tương đương với 4.586 dặm.

Thời gian di chuyển:

Theo thống kê, thời gian bay trung bình từ Việt Nam sang Úc như sau:

  • Từ Hà Nội đi Sydney: 13 giờ 15 phút (bay thẳng) hoặc 11 giờ 55 phút (bay quá cảnh)
  • Từ Hà Nội đi Melbourne: 9 giờ 30 phút (bay thẳng) hoặc 9 giờ 30 phút (bay quá cảnh)
  • Từ Hà Nội đi Brisbane: 12 giờ 50 phút (bay quá cảnh)
  • Từ Hà Nội đi Perth: 9 giờ 40 phút (bay quá cảnh)
  • Từ Hà Nội đi Adelaide: 15 giờ 55 phút (bay quá cảnh)
  • Từ TP. Hồ Chí Minh đi Sydney: 8 giờ 34 phút (bay thẳng) hoặc 10 giờ 55 phút (bay quá cảnh)
  • Từ TP. Hồ Chí Minh đi Melbourne: 8 giờ 20 phút (bay thẳng) hoặc 8 giờ 20 phút (bay quá cảnh)
  • Từ TP. Hồ Chí Minh đi Brisbane: 11 giờ 40 phút (bay quá cảnh)
  • Từ TP. Hồ Chí Minh đi Perth: 8 giờ 30 phút (bay quá cảnh)
  • Từ TP. Hồ Chí Minh đi Adelaide: 13 giờ (bay quá cảnh)

Khi các bạn có Visa và mua vé máy bay.

Nếu đó là chuyến bay thẳng, từ VN qua Úc. Thì gần như không có vấn đề gì khó khăn cả. Nhưng nếu là chuyến bay chặng, transit ở 1 hoặc vài nơi, hãy để ý vé của mình có transfer hành lý không nhé. Có một số vé bạn phải tự transfer. Hãy hỏi rỏ đại lý bán vé cho bạn.

Nếu là vé nối tiếp từ các tỉnh đến SG/HN và từ SG/HN-Úc. Thì các bạn để ý chuyến trong nước cho đúng giờ nhé. Nếu các bạn nhỡ chuyến trong nước mà vẫn bắt xe kịp ra SG/HN để bay chuyến quốc tế, các bạn vẫn có thể sẽ bị nạp phạt do hãng đòi phải sửa lại thông tin chuyến bay quốc tế (Nhiều đại lý bán vé không biết đến điều này đâu).

Nếu bạn bay đến Úc tại một trong các sân bay quốc tế và bay nối chuyến từ đó đến bang bạn mong muốn sinh sống và làm việc, hãy để ý vé về vấn đề hành lý ký gửi nhé. Nhiều khi đại lý đặt vé rời (2 vé độc lập) và có sự khác nhau về hành lý ký gửi. Có lần mình đã phải chạy lên sân bay để giúp 1 bạn thanh toán phí cho hành lý ký gửi trong chuyến bay nối tiếp từ Melbourne đến Adelaide (vì bạn ấy chưa có thẻ và check in ở đấy đòi hỏi thanh toán qua thẻ)

Nên có sẵn ít tiền mặt và cả thẻ thanh toán quốc tế (Visa Debit/Master Card)

Tiền mặt có thể được dùng trong hầu hết các dịch vụ nhưng không phải tất cả và tương tự như vậy thẻ cũng có thể được dùng trong hầu hết mọi nơi nhưng không phải tất cả mọi nơi đều chấp nhận. Ví dụ mua thêm hành lý ký gửi ở sân bay Melbourne đòi phải thanh toán bằng thẻ. Mua vé Skybus đi sân bay đến trung tâm Melbourne cũng thanh toán bằng thẻ, một số tiệm ăn có thể sẽ đòi thanh toán bằng tiền mặt nếu tổng số tiền không đủ một con số nhất định (thường là dưới 20$). Có tiền mặt và thẻ là tốt nhất. Sau này bạn có thể làm thêm thẻ thanh toán khác khi đã đến đây.

 

Mua sim điện thoại

Sim ở đây rẻ lắm. Bạn có thể mua sim ngay tại sân bay, gần cửa ra, sau khi đã lấy hành lý, (thường hơi đắt). Nhưng bạn cũng có thể đến siêu thị để mua với giá từ 2$/sim, hoặc order online sau khi đã có chổ ở ổn định với giá free.

Một số hãng giá rẻ và dịch vụ tốt như là: Lebara/ Amaysim/Lycamobile những hãng này có gói gọi và nhắn tin miễn phí toàn nước Úc với giá từ 10 hoặc 12-15$/tháng.
Bạn có thể đăng ký gói cước khác nhiều tiền hơn nếu mong muốn. Hoặc chọn pay as you go
Thường activate sim mới sẽ cần có thẻ ngân hàng (không phải luôn đòi hỏi), có nhà mạng không charge tiền, có nhà mạng charge 1$.

Thẻ đi lại

Ở Perth bạn dùng thẻ Smartrider, Melbourne dùng Myki, Sydney dùng Opal.
Nếu là ở Melbourne, tiện nhất sau khi xuống sân bay, mua vé Skybus đi về trung tâm, ở đó có chổ mua thẻ Myki ngay và luôn, rất dễ. Hoặc ra trạm nơi nào có máy nạp tiền thẻ thì cũng bán thẻ tự động ở đó. Nếu bạn lo lắng thì còn có thể mua Myki ngay trên Google wallet trước nhé. Nhược điểm của mua thẻ phi vật lý trong google wallet là nếu bạn reset máy thì thẻ của bạn cũng mất và bạn không thể claim để lấy lại tiền trong thẻ. Và tính năng quẹt thẻ bằng điện thoại chỉ dành cho các điện thoại hổ trợ NFC.

Có phải mua điện thoại mới?

Hầu hết các mạng điện thoại ở Úc sóng 3G trở lên, nên miễn bạn có máy hỗ trợ 3G trở lên là dùng được. Mình đưa cục gạch qua dùng nên phải mua máy mới.

Mua bảo hiểm như thế nào?

Mình thấy có nhiều công ty bảo hiểm khác nhau, phổ biến như là Allianz, Medibank, hoặc Bupa. Rất nhiều người chọn Bupa, nhưng từ trước tới giờ mình dùng Medibank. Khi dùng bảo hiểm thì các bạn lưu ý là không phải lúc nào bảo hiểm cũng chi trả cho mình 100%. Khi bạn chọn 1 gói bảo hiểm nào đó, hãy đọc kỹ quyền lợi bạn được hưởng. Thường (không phải luôn luôn) mấy gói bảo hiểm phổ biến sẽ không cover các chi phí khám và thuốc thang liên quan đến mắt và răng. Nên bạn nào đeo kính thì có thể cắt kính ở VN trước thật tốt nhé. Chi phí khám và mua mắt kính ở Úc khá cao. Ngoài ra việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện thì thường được cover 100% tùy trường hợp, một số trường hợp bạn phải trả 1 khoản gọi là gap fee. Khoản này không được cover bởi bảo hiểm, nhưng cũng có nơi họ không lấy gap fee. cái này tùy phòng khám, trước khi đi khám thì hãy tìm hiểu về phòng khám và dịch vụ ở đó nhé.

Tìm việc trước ở VN hay qua đó mới tìm

Visa 462 là working và holiday, có thê có một số bạn có người quen tìm việc trước, các bạn ấy bay qua và vào làm luôn. Nhưng nhiều người không được may mắn như vậy, họ thường bay qua, tìm chổ ở tạm và khám phá cơ hội việc làm ở đây. Khi tìm được công việc ưng ý thì có thể chuyển đến nơi ở thuận tiện hơn.

Xem thêm: Visa 462 – Cách xin visa vừa du lịch vừa làm việc tại úc năm 2022

Nếu bạn muốn làm farm thì mình nghĩ là công việc cũng không khó tìm. Nhìn chung thì Úc đang thiếu nhân lực trong ngành nông nghiệp, nhất là sau Covid (đó là lý do visa của bạn dễ dạt hơn) Cái mà bạn nên quan tâm khi chọn ngành nông nghiệp là tùy theo vùng, tùy theo farm, tùy theo chủ mà lương của bạn có thể giao động khác nhau. Có thê có công việc bạn làm được, nhưng cũng có những việc khá khó khăn với bạn, đòi hỏi bạn phải chịu khó và có sức khỏe. Nếu bạn chưa quen với công việc nặng nhọc, nắng gió, thì dễ nản lắm. Nhưng ngoài công việc farm ra thì bạn có thể làm nhà hàng, cafe, trà sữa, xin làm việc ở siêu thị (nếu ngoại ngữ của bạn ok), đầu bếp, tiệm bánh mì, tiệm nail… mùa này mà bạn sang thì có thể hái cherry, blueberry, rasberry, làm farm dâu giống…

Bạn quan tâm đến BĐS Úc, hãy để lại thông tin và Cường sẽ gọi cho bạn

    096.1157.111
    icons8-exercise-96 chat-active-icon