Nước Úc Phục Hồi Kinh Tế Sau Một Cuộc Suy Thoái bất thường

Bốn yếu tố tương hỗ sẽ hình thành sự phục hồi sau đại dịch, đó là:

  • Mức độ thành công của chúng ta trong việc ngăn chặn vi rút;
  • Cách chúng ta đối phó hiệu quả với bóng đen của cuộc suy thoái không đồng đều;
  • Mức độ sẵn sàng của mọi người và doanh nghiệp để thu hút các bộ đệm tài chính tích lũy của họ; và
  • Chính sách kinh tế, bao gồm cả chính sách tiền tệ.

Như chúng ta đã biết, bảy tháng qua là khoảng thời mà cuộc sống của chúng ta đã bị ảnh hưởng theo những cách khó có thể tưởng tượng. Nhờ nỗ lực của chính phủ, RBA, các cơ quan quản lý, các ngân hàng hợp tác chặt chẽ với nhau và những tiến bộ về mặt sức khỏe, quá trình phục hồi hiện đang được tiến hành và chúng ta có thể mong đợi điều này sẽ tiếp tục. Đây là một tin tốt, nhưng hình dạng và bản chất của sự phục hồi đó vẫn chưa chắc chắn. Phần lớn phụ thuộc vào việc chúng ta có thể sống chung với vi rút như thế nào và sự thành công của các nhà khoa học về vắc xin, phương pháp điều trị chống vi rút và thử nghiệm nhanh. Điều này ảnh hưởng quan trọng nhất đến quá trình khôi phục.

Yếu tố thứ hai sẽ định hình sự phục hồi – đó là sự không đồng đều của cuộc suy thoái mà chúng ta đã trải qua. Sự không đồng đều này đặc biệt rõ ràng trong thị trường lao động. Ảnh hưởng không đồng đều của đại dịch cũng thể hiện rõ ở việc các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng trung bình nhiều hơn các doanh nghiệp lớn.

Đại dịch cũng đã tấn công các tiểu bang và vùng lãnh thổ của chúng ta một cách hoàn toàn khác. Các bang thời gian đầu bị ảnh hưởng nặng như nhau, xong sau đó sự hồi phục khác nhiều. Sự phục hồi diễn ra mạnh mẽ nhất ở Tây Úc – đến nỗi có nhiều báo cáo về một số tình trạng thiếu lao động.

Yếu tố thứ ba sẽ định hình sự phục hồi: đó là mức độ sẵn sàng của mọi người và doanh nghiệp để sử dụng bộ đệm tài chính tích lũy của họ để chi tiêu và đầu tư trong những tháng tới. Thông thường, trong thời kỳ suy thoái, thu nhập giảm và nhiều người phải sử dụng tiền tiết kiệm để vượt qua thời kỳ khó khăn. Nhưng trong quý 6, khi nỗi lo về đại dịch lên đến đỉnh điểm, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình đã tăng lên 20%, cao nhất trong gần 50 năm.

Có 2 nguyên nhân.

  • Dân Úc đang cẩn thận hơn và ít cơ hội tiêu pha hơn, do các dịch vụ bị đóng cửa. Dần dần các hộ chuyển qua mua sắm online nhưng không đủ bù lại sự thiếu hụt dịch vụ.
  • Thứ 2, các chương trình hỗ trợ của chính phủ như JobSeeker 15 tỉ, JobKeeper 30 tỉ cũng như chính sách rút superannuation sớm khiến thu nhập tăng vọt. Bằng chứng là số nợ tín dụng và tiền nợ trả góp nhà ở giảm kỷ lục, do người dân dồn tiền vào trả nợ và tích luỹ.

Câu hỏi đặt ra: người ta sẽ làm gì với tích luỹ tăng và nợ giảm?

Nhìn chung, thu nhập hộ cư trú xu hướng sẽ giảm cuối Q4 với thất nghiệp tăng và trợ cấp giảm dần. Thông thường, thu nhập giảm thì chi tiêu giảm. Nhưng trong trường hợp này, khả năng cao khi các giới hạn lỏng dần, người ta sẽ đem tiền tích luỹ ra tiêu xài. Rất nhiều doanh nghiệp cũng đang trong hoàn cảnh tương tự. Liệu để yên số tiền đó làm đệm phòng trường hợp xấu, hay đem ra đầu tư và phát triển mở rộng? Chìa khoá quan trọng là khiến mọi người tin tưởng vào kiểm soát dịch và tình hình kinh tế, khi đó người ta sẽ sẵn sàng chi tiêu.

Chính sách kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự không chắc chắn về tương lai. Trong những lần suy thoái trước đây, chính sách tiền tệ đóng vai trò chủ đạo, nhưng lần này chính sách tài khóa lại dẫn đầu. Sự hỗ trợ thu nhập của chính phủ đã giúp nhiều người vượt qua giai đoạn khó khăn này; giữ cho nhiều doanh nghiệp phát triển; và làm giảm một số tính không đồng đều của đại dịch. Ngân sách chính phủ cũng khẳng định điều này, chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi với các điều chỉnh thêm cho phù hợp. Cần phải nói thêm là nợ chính phủ vẫn đang được kiểm soát tốt, với tỉ lệ nợ thuộc loại thấp trong các nước phát triển.

RBA trong những tháng gần đây liên tục nói là sẽ không tăng lãi suất trong ít nhất 3 năm. Ngược lại, nhằm hỗ trợ thị trường việc làm tiến dần trở về mức ‘full employment’, RBA nhận thấy thị trường đã hồi phục tốt và đến lúc chuẩn bị hỗ trợ thêm, có thể bằng cách cắt giảm lãi suất tiếp.

Bạn quan tâm đến BĐS Úc, hãy để lại thông tin và Cường sẽ gọi cho bạn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    096.1157.111
    icons8-exercise-96 chat-active-icon